Vải Umi mang trong mình rất nhiều đặc điểm vượt trội. Loại vải này luôn được trọng dụng trong ngành công nghiệp may mặc để làm ra những bộ quần áo thoáng mát, dễ chịu. Để hiểu sâu về loại vải đặc biệt này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1. Vải Umi là gì?
Vải Umi là gì?
Vải Umi là thành quả của quá trình nghiên cứu tre nứa, vụn gỗ tác dụng với các sợi vải nhân tạo như cotton và spandex. Do đó, loại vải này thoáng khí, có độ đàn hồi, co giãn 4 chiều, thấm mồ hôi tốt, phù hợp để mặc ở những quốc gia có thời tiết nắng nóng như Việt Nam.
2. Sự ra đời của vải Umi
Được ra mắt vào năm 1883, vải Umi đã nhanh chóng trở thành loại vải thay thế cho tơ lụa đắt tiền. Theo thời gian, với đặc tính thoáng khí, mềm mại, mỏng nhẹ, vải Umi đã trở thành một trong những chất liệu chính được hầu hết các xưởng may trên toàn thế giới tin dùng.
Vải Umi thay thế cho tơ lụa
3. Quy trình sản xuất vải Umi
Quy trình sản xuất vải Umi bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gỗ được nghiền nhỏ thành bột gỗ và phân rã trong hóa chất hòa tan, tạo ra dung dịch bột gỗ có màu nâu.
Bước 2: Tẩy trắng và làm sạch
- Dung dịch bột gỗ được xử lý để loại bỏ tạp chất và tạo sợi vải sạch.
Bước 3: Xử lý hóa chất
- Bột gỗ được xử lý bằng Carbon Disulfide, hòa tan trong natri Hidroxit để tạo thành dung dịch visco.
Bước 4: Tạo sợi và dệt vải
- Dung dịch visco được sử dụng để tạo sơ thông qua máy móc.
- Dung dịch sơ sẽ được ép và kéo thành sợi, sau đó được dệt và đan thành vải Umi.
Quy trình trên giúp tạo ra những tấm vải Umi chất lượng cao với tính năng độ bền, độ co giãn và mịn đặc trưng.
4. Đặc điểm nổi bật của vải Umi?
4.1 Tính chất vật lý
-
Mặt vải mát, mềm mại đem lại cảm giác nhẹ, dễ chịu khi sờ vào
-
Độ đàn hồi, co giãn khá
-
Mức độ thấm hút tốt, khi cơ thể đổ mồ hôi sẽ không bị dính vào người gây khó chịu, mất thẩm mỹ
-
Chất liệu Umi mỏng, có độ bồng bềnh như lụa
-
Độ bền không được cao, theo thời gian vải sẽ bị nhàu
Vải Umi mát mẻ
4.2 Tính chất hoá học
-
Nếu để ở môi trường ẩm ướt lâu, vải sẽ dễ bị mốc. Nguyên nhân là do cấu tạo một phần được làm từ vụn gỗ, tre nứa
-
Bén lửa hơn so với các loại vải khác vì mỏng
-
Nếu bị ướt chất lượng vải sẽ giảm đi tương đối nhiều
Tính chất hoá học của vải Umi
5. Ưu, nhược điểm của vải Umi
Tìm hiểu, nghiên cứu trước về ưu điểm, nhược điểm của vải Umi sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nên mua quần áo được làm từ chất liệu này hay không. Nếu được dùng ở vị trí điều kiện phù hợp thì chúng sẽ phát huy được hết điểm mạnh và làm lu mờ đi những điểm yếu không mấy ảnh hưởng.
5.1 Ưu điểm
-
Khả năng thấm nước tuyệt vời
Một trong những ưu điểm vượt trội của vải Umi là khả năng thấm mồ hôi cực tốt, đem lại cho người mặc cảm giác thông thoáng, dễ chịu, ngay cả trong những ngày hè oi bức.
Chất liệu Umi được sản xuất ra nhằm phục vụ các bạn trẻ yêu thích sự mỏng nhẹ.
Vải Umi thấm mồ hôi tốt
Ngoài ra, vải Umi còn được thiết kế với khả năng hấp thụ nhiệt thấp. Chính vì vậy, loại vải này được nhiều người ưa chuộng hơn các loại vải bình thường.
-
Chất liệu vải mỏng, nhẹ
Do được làm từ tơ tự nhiên bán tổng hợp, nên chất liệu Umi rất thoáng khí. Với đặc tính nhẹ, không bám vào cơ thể khi toát mồ hôi, loại vải này thường được sử dụng để sản xuất ra những trang phục mùa hè khi tiết trời nắng nóng.
Chất liệu vải mát
Đặc biệt, một phần của vải Umi được thêu từ sợi Xenlulozo vừa mềm vừa mát, đem lại cho người mặc cảm giác của những mảnh vải đắt tiền trong khi giá thành lại rẻ.
-
Đặc tính cực bền màu
Vải Umi được thiết kế bền màu hơn so với các loại vải thông thường khác. Do đó, dù có trải qua nhiều lần giặt là thì vải vẫn giữ được nguyên màu.
Vải Umi rất bền màu
5.2 Nhược điểm
-
Dễ bị ẩm mốc
Vải Umi có thành phần được làm từ bột gỗ, tre nứa nên nếu để ở trong điều kiện ẩm ướt lâu sẽ dễ gây ra tình trạng vải bị ẩm mốc, đốm đen gây mất thẩm mỹ.
vải Umi dễ bị ẩm mốc
-
Dễ bị nhàu và bắt lửa
Do vải Umi có đặc tính mỏng, nhẹ. Cho nên nếu không treo cẩn thận vải sẽ dễ bị nhàu, nhăn rất khó để phục hồi được trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, loại vải này không bền khi tiếp xúc với axit, lửa hoặc kiềm.
Chất liệu dễ bị nhàu
-
Độ bền tương đối thấp
Tuy có độ co giãn và đàn hồi khá nhưng vải Umi lại mỏng. Cho nên nếu phải chịu tác động vật lý mạnh vải sẽ bị giãn ra và rách.
Hơn nữa, nếu ngâm trong nước lâu, chất lượng vải sẽ giảm sút đi nhiều. So với cotton và spandex thì chất vải này không được bền bằng.
Nhược điểm của vải Umi
6. Ứng dụng của vải Umi trong cuộc sống thường ngày
Với ưu điểm thoát mát, dễ thấm mồ hôi, vải Umi đã và đang được sử dụng rộng rãi để sản xuất áo phông, đồ ngủ hoặc đồng phục lớp. Những chiếc áo, chiếc quần vải Umi là sự lựa chọn hoàn hảo cho những đối tượng làm việc trong môi trường nóng bức, dễ đổ mồ hôi.
Vải Umi thích hợp để làm áo thun
Ngoài ra, chất vải Umi tương đối dễ chịu, không dính vào cơ thể khi mặc nên rất phù hợp để may những chiếc váy dáng ôm, váy chữ A hoặc đầm vải Umi.
Váy chữ A chất vải mềm mại, thoáng mát
Nhiều xưởng may cũng áp dụng triệt để vải Umi để sản xuất những bộ ga, đệm, chăn, gối.
7. Cách bảo quản vải Umi được bền lâu
Vì vải Umi có nguồn gốc từ vụn gỗ, tre nứa nên để có thể bảo quản vải được lâu bền, đồng thời tận dụng được tối đa các ưu điểm. Các bạn cần tuân thủ những quy tắc sau để vải duy trì được màu sắc, chất lượng:
-
Chỉ nên dùng các loại bột giặt có tính tẩy thấp. Không ngâm trong nước quá lâu
-
Để tránh bị phai màu, nên giặt riêng các đồ dùng được làm từ vải Umi
-
Cách tốt nhất để vải Umi không bị xù lông hay co giãn là giặt bằng tay
-
Tuyệt đối không giặt vải Umi trong nước có nhiệt độ cao
-
Sau khi giặt có thể dùng khăn khô để thấm. Nên phơi trong điều kiện thời tiết khô ráo, mát mẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp mới ánh nắng mặt trời để vải không bị phai màu
-
Để vải giữ được nguyên trạng thái ban đầu, nên ủi, là vải ở nhiệt độ trung bình, không quá nóng
Cách bảo quản quần áo
Qua những chia sẻ hữu ích trên, hy vọng các bạn đã nắm rõ vải Umi là gì? Đừng quên ghé thăm. Đừng quên ghé qua https://yody.vn để có thể mua những chiếc áo polo không những rẻ mà chất lượng còn cao nhé!