Vải nhung vốn được biết đến là một trong những chất liệu vải cao cấp nhất hiện nay. Chất liệu vải có bề mặt mềm mịn êm ái và sáng bóng. Tôn lên sự sang trọng, của người sử dụng. Vải nhung đã gắn liền với mọi người không chỉ qua thời trang mà còn trong nội thất trang trí. Hãy cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu sâu hơn về chất liệu vải nhung này nhé.
Mục Lục Bài Viết
1. Vải nhung là gì?
Vải nhung là một trong những loại vải được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc, trang trí nội thất và thời trang. Với đặc tính mềm mại, bền và sang trọng, vải nhung được ưa chuộng để tạo ra các sản phẩm như váy, áo, khăn quàng, chăn, màn cửa, vỏ ghế sofa, gối đầu và nhiều sản phẩm khác.
Vải nhung được làm từ sợi nhung, một loại sợi tự nhiên hoặc nhân tạo có độ bền và độ mềm mại cao. Các sợi nhung được xử lý và dệt thành các tấm vải nhung có độ dày và độ bền khác nhau. Các loại vải nhung tự nhiên thường có giá thành cao hơn so với các loại vải nhung nhân tạo.
Vải nhung không giống như những loại vải khác mà được làm thủ công dệt tay. Với kiểu làm thủ công này các sợi vải đóng ngán giúp đem lại cảm giác mịn màng trên da.
Loại vải còn có thêm một công dụng là giữ ấm rất tốt. Lớp lông bền ngoài mềm, sáng bóng tạo nên sự sáng trọng, cao cấp cho người sở hữu.
Vải nhung là gì?
Vải nhung thường được tìm thấy thông qua các trang phục dự tiệc hay những trang phục liên quan đến những dịp đặc biệt. Vải nhung được tạo ra từ rất nhiều loại sợ như: sợi len, sợi cotton, tơ tằm hay lụa,…
Khi chọn vải nhung, bạn nên chú ý đến độ dày và độ bền của vải. Vải nhung có độ dày cao thường có độ bền cao hơn và thích hợp để làm các sản phẩm trang trí nội thất. Trong khi đó, vải nhung mỏng thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thời trang như váy, áo và khăn quàng.
2. Nguồn gốc ra đời của vải nhung
Trong những năm đầu tiên vải nhung được sáng tạo ra, thì chất liệu lụa được sử dụng là chính. Vì vậy vải nhung lúc bấy giờ rất đắt đỏ và thưởng chỉ sử dụng cho các tầng lớp quý tộc.
Vải nhung hay còn được gọi là “Velvet” có mặt đầu tiên ở các nước Trung Á. Về sau thông qua đường biển nó được phân phối sang châu Âu. Ngày nay nhung được cải tiến với công nghệ dệt khung hiện đại hơn.
Nguồn gốc ra đời của vải nhung
3. Công đoạn sản xuất vải nhung
Vải nhung được thực hiện để tạo nên bởi khung dệt đặc biệt hay còn gọi là thanh kép. Cùng tạo ra hai mặt nhung ghép lại nhau. Giữa các sợi vải có sự đan xen với nhau chặt chẽ tạo nên bề mặt bền chắc, mịn màng.
Công đoạn sản xuất vải nhung
Hiện nay trên thị trường vải nhung được tạo nên từ các loại sợi. Từ sợi tổng hợp, cotton hay sợi tự nhiên,… nên chất liệu này nay cũng có giá thành phù hợp, vừa phải. Ngày nay rất khó tìm được một tấm vải nhung nguyên chất vì giá thành của nó rất đắt đỏ.
4. Các đặc điểm của vải nhung
Vải nhung thường sở hữu màu sắc hướng theo kiểu “vintage – hoài cổ”. Nhưng về chất liệu thì Velvet ngày càng được cải tiến từ khâu xử lí cho đến khâu chất lượng, chất liệu nhằm đảm bảo phù hợp với tiêu chí người dùng.
4.1 Ưu điểm của vải nhung
- Bề bóng sáng bắt mắt, mềm mịn tạo cảm giác thoải mái trên da và độ bền cao, vải nhung được ưa chuộng trong ngành may mặc và trang trí nội thất. Độ sang trọng của vải nhung cũng làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong các sản phẩm thời trang cao cấp.
- Velvet có độ rũ mềm mại, rất thích hợp để tạo nên những bộ đầm dài toát lên sự sang trọng, đẳng cấp
- Chất liệu và màu sắc của loại vải này còn tôn làn da của người sử dụng. Dù bất cứ ai có làn da trắng sáng hay da nâu khỏe khoắn đều dễ dàng phối hợp
- Vải nhung có thể sử dụng để tạo nên những sản phẩm thời trang khác nhau, không bị giới hạn trong khuôn khổ
- Vải nhung cũng có khả năng giữ ấm tốt, thích hợp để tạo ra các sản phẩm trang trí nội thất như chăn, màn cửa và vỏ ghế sofa.
- Vải nhung còn có khả năng chống nước và chống cháy, trở thành lựa chọn an toàn trong ngành sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất.
Ưu điểm của vải nhung
4.2 Nhược điểm của vải Velvet
- Trọng lượng của vải khá nặng nên hơi cồng kềnh nếu bạn sử dụng laoji vải này cho những trang phục dầm hay hay váy công chúa
- Vải nhung khó tẩy rửa khi có vết bẩn lớn
- Sự hoài cổ của vải nhung dễ khiến người sử dụng bị già nên cần khéo léo kết hợp
- Khi thiết kế, cắt may vải nhung thường vương lại những vụn vải nhỏ gây mất vệ sinh. Vì vậy hãy nhớ dọn dẹp kĩ sau khi cắt may sản phẩm nhé
- Vì chất liệu và quy trình hình thành vải nhung kì công nên loại vải này thường có giá thành cao
Nhược điểm của vải Velvet
5. Các loại vải nhung thường thấy
Từ những tấm vải nhung truyền thông, ngày nay để phù hợp nhu cầu sử dụng của người dùng mà vải nhung được cải tiển cho ra đời nhiều loại vải nhung khác nhau. Hãy cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu những chất liệu này nhé.
5.1 Nhung lụa
Đây là loại vải nhung đắt và có giá thành cao nhất bởi nó được tạo thành từ chất liệu lụa tơ tằm. Nó có bề mặt óng ánh, độ rủ tuyệt đỉnh lại mềm mại trên da.
Nhung lụa
5.2 Nhung cotton
Như cái tên của mình, nhung cotton được tạo nên bởi những sợi vải cotton. Vì vậy nó dễ thấm hút mồ hơn cũng mềm mại, mịn màng nhưng vẫn tạo nếp nhẹ.
Nhung cotton
5.3 Nhung tăm
Vải nhung tăm thường dễ dàng nhận biết hơn so với nhưng loại nhung khác. Vì trên bề mặt của nó có những đường sọc xong song nối tiếp nhau. Loại vải này cũng được ứng dụng nhiều và đa dạng trong các sản phẩm thời trang và phụ kiện.
Nhung tăm
5.4 Nhung tuyết
Vải nhung tuyết sở hữu bề mặt tuyết mềm, óng ánh mặt trong trơn láng. Loại vải này có hai chiều: xuôi chiều và ngược chiều (khi trượt tay trên vải sẽ có những hiệu ứng khác nhau mà mắt có thể nhìn thấy
Nhung tuyết
5.5 Nhung lanh
Bề mặt nhung lanh thường lì hơn so với những loại khác. Nhưng về độ mịn và mềm thì không so được so với nhung cotton hay nhung lụa. Có các lông tơ trên mặt vải nhưng trông cứng và gồ ghề hơn.
6. Ứng dụng vải nhung trong may mặc
Vải nhung thường được sử dụng cho những chiếc đầm dự tiệc, áo khoác ấm hay quần,… Hơn nữa với một số loại vải nhung sợi tổng hợp hay Polyester nó còn được dùng để tạo nên những chiếc túi, phụ kiện thời trang,…
6.1 Đầm/váy nhung đỏ
Chất liệu nhung đỏ hay nhung đen, nhung xanh thường rất hay sử dụng thiết kế cho những chiếc váy hay đầm dự tiệc hay những sự kiện quan trọng. Màu sắc tối giăn, hoài cổ cùng độ bóng ấn tượng, độ rủ hoàn hảo tất cả tạo nên một sự sang trọng, cao cấp cho những người khóac lên mình chất liệu này.
Đầm/váy nhung đỏ
6.2 Bộ quần áo nhung
Với sự trở lại HOT rần rần của phong cách thời trang Y2K, những bộ quần áo nhung của những năm 2000 cũng được săn đón hơn bao giờ hết.
Set đồ vừa thể thao lại vừa thể hiện sự sang trọng, cuốn cho người sử dụng.
Bộ quần áo nhung
Xem thêm những bộ đồ trendy của pgdxuyenmoc tại đây: https://yody.vn/do-bo-nu
6.3 Quần nhung tăm
Trong những năm gần đầy, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn. Vì vậy để chống chọi với cái lạnh mùa động mà vẫn cực hiện đại và trendy bạn có thể sử dụng những chiếc quần nhung tăm của nhà pgdxuyenmoc.
Quần nhung tăm
6.4 Áo phao nhung
Tương tục như quần nhung tăm các bạn có thể thao khảo thêm cả áo phao nhung tăm. Áo phao vốn đã ấm nay lại có thêm lớp nhung tăm bên ngoài giữ nhiệt sẽ khiến bạn trở nên ấm áp hơn nữa.
Áo phao nhung
Sở hữu ngay những chiếc áo phao HOT nhất của pgdxuyenmoc!
7. Cách bảo quản và sử dụng vải nhung
- Khi giặt giũ bạn nên giặt tay hoặc để chế độ giặt ở mức nhẹ nhất. Các sợi nhung bám trên vải không chịu được tác động mạnh. Với lực ma sát mạnh đồ dễ mục, mất độ mềm và bạc màu
- Khi giặt không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh và nước nóng. Nên giặt bằng nước thường hoặc nước lạnh và sử dụng chương trình giặt để sản phẩm giữ được độ bền
- Với những vết bẩn cứng đầu bản có thể sử dụng những loại nước tẩy dành cho quần áo màu nhưng hạn chế và chỉ ngâm hoặc 5 – 10 phút sau đó giặt bình thường
- Bạn nên phơi vải nhung trong bóng râm để tránh ánh nắng trực tiếp và tránh sử dụng máy sấy.
- Sau khi vải đã được giặt và phơi khô nên sử dụng mắc phơi và phơi trang phục ở trong tủ, không nên gấp nếp để sản phẩm luôn ở trong tình trang tốt nhất.
- Để bảo quản vải nhung, bạn nên giặt và làm sạch vải thường xuyên để tránh bụi và bẩn bám vào vải. Bạn cũng nên giữ vải nhung trong một nơi khô ráo và thoáng mát, tránh đặt vải ở nơi ẩm ướt hoặc trong những túi đựng kín.
Cách bảo quản và sử dụng vải Velvet
Vải nhung là một loại vải đa dụng và được ưa chuộng trong ngành may mặc, trang trí nội thất và thời trang. Với đặc tính mềm mại, độ bền và độ sang trọng, vải nhung được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như áo khoác, váy, màn cửa, vỏ ghế sofa và nhiều sản phẩm khác.
Khi sử dụng và bảo quản vải nhung, bạn nên chú ý đến việc giặt và làm sạch vải nhung một cách cẩn thận để đảm bảo độ bền và độ mềm mại của vải.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vải nhung và cách sử dụng, bảo quản vải nhung một cách đúng cách. Với những đặc tính vượt trội và đa dạng trong ứng dụng, vải nhung được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành và là sự lựa chọn tuyệt vời cho may mặc, trang trí nội thất và thời trang.
Trên đây là những thông tin mà pgdxuyenmoc đã tổng hợp được về chất liệu vải nhung. Hi vọng với bài viết này bạn sẽ dễ dàng chọn lựa và có những dữ liệu cần thiết. Hãy chờ đón những thông tin mới nhất về các chất liệu vải may mặc cùng pgdxuyenmoc nhé.