Vải canvas là gì? Chất liệu vải canvas được ứng dụng như thế nào trong ngành công nghiệp thêu dệt? Cùng pgdxuyenmoc khám phá ngay những đặc điểm nổi bật của vải canvas nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Vải canvas là gì?
Vải canvas là vải gì
Vải Canvas (hay còn gọi là vải bố, vải bạt) là loại vải được dệt từ sợi của cây gai dầu. Với các đặc tính đặc biệt như sợi vải được dệt thủ công bằng tay hoặc bằng máy, dạng lưới thô theo chiều ngang, độ bền chắc và ít thấm nước, vải Canvas có thể coi là một trong những loại vải bền và đáng tin cậy nhất hiện nay.
Với đặc tính siêu bền, vải Canvas thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp cơ khí, xây dựng, hải quân và hàng không vì khả năng chịu được sức nặng lớn và khả năng chống chịu môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, vải Canvas cũng có thể được sử dụng trong các sản phẩm thời trang và nghệ thuật như cánh buồm, lều, balo, túi xách, giày dép, nội thất và tranh nghệ thuật.
Chất liệu canvas đã xuất từ nhiều thế kỷ trước và thường được dệt từ những sợi gai dầu cao cấp. Cho tới thời điểm hiện tại, vải canvas đã được pha lẫn với rất nhiều chất liệu khác nhau như cotton, lụa, lanh, sợi tổng hợp,.. Trong lĩnh vực thời trang, người ta thường dùng chất vải này để sản xuất những mẫu balo, túi xách, giày,..
2. Nguồn gốc của chất liệu canvas
Vải canvas có nguồn gốc từ Arap
Chất liệu canvas được tạo nên từ cây dầu loại. Cái tên canvas được lấy cảm hứng từ từ “canabis” trong tiếng Arap, có nghĩa là cây gai dầu. Đây cũng là loài cây đầu tiên được sử dụng để tạo nên những tấm vải canvas cao cấp.
Phần lớn vải canvas được may theo dạng lưới, bề mặt vải thô cứng nhưng lại rất bền. Vải canvas có đặc tính thấm nước tốt cho nên được sử dụng rất nhiều để làm giày, thuyền buồm và tranh sơn dầu.
Vải canvas lần đầu xuất hiện tại Ấn độ vào năm 1500 TCN. Khi đó họ sử dụng sợi bông pha lẫn với sợi gai dầu để tạo nên chất liệu vải Canvas.
Vải canvas được dùng để làm cánh buồm
Vào thế kỷ thứ 8, vải canvas mới được du nhập vào Châu Âu nhờ hai người đàn ông tên Saracens và Moors. Họ đã sử dụng chất liệu này để thêu buồm cho các con thuyền.
Trong khi đó ở Mỹ, đến tận đầu thế 20, chất liệu canvas mới được đưa vào để ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
3. Vải Canvas được dệt như thế nào?
Để dệt vải Canvas, sợi cây gai dầu được dệt theo một kỹ thuật đặc biệt gọi là dệt lưới. Kỹ thuật này bao gồm việc dệt các sợi ngang và sợi dọc xen kẽ nhau để tạo ra một mặt vải dày và bền.
Quá trình dệt vải Canvas bắt đầu bằng việc kéo và căng sợi dọc (warp) trên một khung đan (loom) và bắt đầu dệt các sợi ngang (weft) xen kẽ với sợi dọc. Sau đó, các sợi ngang được đẩy sát vào các sợi dọc để tạo ra một mặt vải đồng đều. Khi dệt xong, vải sẽ được cắt ra và tẩy trắng để loại bỏ bụi và các chất còn lại. Cuối cùng, vải sẽ được xử lý để có độ bền cao và tính thấm nước.
Xưởng vải canvas, vải bố
Quá trình dệt vải Canvas là một quá trình thủ công và đòi hỏi kỹ thuật cao nên sản phẩm cuối cùng sẽ có giá trị cao và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
4. Các loại vải canvas phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây, pgdxuyenmoc sẽ bật mí với các bạn những loại canvas được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
4.1 Canvas gai dầu (Hemp)
Canvas Hemp có chất liệu bền
Giống như cái tên của nó, chất liệu canvas gai dầu được làm từ chính cây gai dầu. Đây là sợi bông đầu tiên được áp dụng để tạo ra vải canvas. Canvas gai dầu sở hữu rất nhiều điểm mạnh như hạn chế nấm mốc, độ co giãn khá và chịu được nhiệt độ tốt hơn chất liệu cotton.
4.2 Canvas cotton
Canvas cotton màu trắng
Canvas cotton thực chất là canvas sợi bông. Chất liệu này là sự pha trộn hoàn hảo giữa sợi cotton và vải canvas. Đây là loại vải có giá thành rẻ nhưng chất lượng tốt, được nhiều nhà thiết kế sử dụng để sản xuất những sản phẩm thời trang cao cấp.
4.3 Canvas lanh
Vải canvas lanh mềm mại
Lanh cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều để kết hợp với canvas. Canvas lanh có chất lượng rất tốt, độ mềm khá nhưng giá thành lại cao gấp 2 3 lần so với những chất liệu ở trên.
4.4 Canvas tổng hợp
Chất liệu canvas tổng hợp
Chất liệu này là sự tích hợp giữa sợi bông, PVC (polyvinyl clorua) và vải lanh. Canvas tổng hợp có độ bền tốt, khả năng chống nước tuyệt vời, do đó, được nhiều người tin dùng và lựa chọn.
4.5 Vải Canvas sáp
Vải canvas sáp
Là loại vải được phủ một lớp chất sáp để tăng khả năng chống thấm nước và chống thấm dầu. Vải này thường được sử dụng để làm balo, túi xách và các sản phẩm chống thấm khác.
5. Vải canvas có bền không? Ưu và nhược điểm của chất liệu canvas
Chất liệu canvas có những ưu điểm gì?
5.1 Ưu điểm
-
Có độ bền cực tốt cùng với đó là khả năng thấm nước tuyệt vời giúp chất liệu này được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thêu dệt.
-
Vải canvas cực bền màu và không bị mất form ngay cả khi được giặt nhiều lần. Hơn nữa, chất liệu lại còn sở hữu nhiều màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau như trang trí nội thất, thiết kế thời trang, hội hoạ,..
-
Thân thiện với nhiều hợp chất hoá học khác nhau. Do đó, trong những năm gần đây, nó đã được cải tiến rất nhiều để đáp ứng được mọi nhu cầu của người.
-
Vải có đặc tính thô cứng nhưng rất dễ vệ sinh. Những vết bẩn cứng đầu thường được xoá sạch sau 1 lần giặt.
-
Chất liệu canvas gốc được làm từ 100% thiên nhiên nên rất lành tính và an toàn đối với người sử dụng.
Vải canvas thô và rất cứng
5.2 Nhược điểm
-
Bởi đặc tính thô, dày nên khi phơi sẽ rất lâu khô.
-
Nếu tiếp xúc với vật thể nhọn, sắc, vải sẽ dễ bị rách.
-
Vải nóng, bí, không thông thoáng.
6. Vải canvas được ứng dụng như thế nào?
Với những ưu điểm vượt trội mà pgdxuyenmoc vừa đề cập ở trên, chất liệu canvas được ứng dụng rất nhiều trong những việc khác nhau như:
6.1 Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang
Vải canvas được sử dụng nhiều để làm túi
Đối với lĩnh vực thời trang, vải canvas không chỉ được sử dụng để may những bộ trang phục cao cấp mà còn được dùng để sản xuất những phụ kiện đi kèm như túi tote, balo,.. Những mặt hàng chất liệu canvas thường có độ bền tốt, màu sắc chân thực. Chưa kể, với sự phát triển không ngừng của ngành thời trang, quần áo vải canvas còn được cải thiện rất nhiều khi được pha trộn với nhiều chất liệu khác nhau. Điều này sẽ hạn chế những yếu điểm của chất liệu canvas và đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
6.2 Ứng dụng trong việc sản xuất giày
Giày converse vải canvas
Một ứng dụng tuyệt vời khác của vải canvas chính là dùng để sản xuất giày. Với sự phong phú về màu sắc, mọi người có thể thoải mái lựa chọn nhiều mẫu giày khác nhau, phù hợp với phong cách ăn mặc của mình.
6.3 Sử dụng nhiều trong đồ gia dụng và nội thất
Ghế sofa chất liệu canvas
Không những được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, chất liệu canvas còn được sử dụng nhiều trong khâu thiết kế đồ gia dụng như sofa ,rèm cửa, khăn trải bàn, chăn gối,.. Loại vải này có khả năng chống tia UV tuyệt vời, giúp bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tranh sơn dầu canvas cũng được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nội thất. Đây là chất liệu bền màu, ít bám bụi và rất chân thực.
6.4 Ứng dụng làm vali
Ứng dụng của vải canvas
Nhờ có khả năng thấm nước và chống bụi tuyệt vời, vải canvas cũng được ứng dụng rất nhiều để tạo ra những chiếc vali cao cấp. Những chiếc vali canvas thường có độ bền cao, chống va đập tốt, giúp bảo vệ những đồ dùng ở bên trong.
6.5 Ứng dụng trong việc sản xuất ốp điện thoại
Những tín đồ công nghệ chắc còn lạ lẫm gì với những chiếc ốp chất liệu canvas đúng không nào? Những chiếc ốp điện thoại được làm từ vải canvas thường có khả năng chống va đập cực tốt, giúp bảo vệ phần thiết bị bên trong. Chưa kể, canvas còn có đặc tính bền màu và ít bám bụi. Do đó, dù có sử dụng trong 1 thời gian dài, chiếc ốp vẫn sẽ giữ được màu sắc chân thực như hồi mới mua.
Ốp điện thoại canvas
7. Cách vệ sinh vải canvas
pgdxuyenmoc mách bạn cách làm sạch vải canvas cực đơn giản mà vẫn tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo chất vải được bền hơn và có tuổi thọ lâu hơn.
– Làm sạch vết bẩn bằng bọt biển và nước sạch, tiến hành xoa nhẹ lên vị trí dính bẩn.
– Ngâm vải trong nước lạnh, pha nước giặt để làm sạch vải, đây chính là bước đảm bảo vải không bị mục bạn nên ngâm vải trong 5 phút.
– Lấy vải vừa ngâm ra khỏi chậu, tiếp tục giặt sạch dưới vòi nước đến khi hết xà phòng.
– Phơi thì không nên vắt mà phơi trực tiếp lên bề mặt cứng, để khô tự nhiên và không sử dụng bàn là hoặc máy sấy sẽ làm vải nhanh hỏng hơn.
– Nếu gặp phải những vết bẩn cứng đầu bạn có thể có sử dụng thuốc tẩy. Tránh những loại thuốc có chứa clo. Nếu không thể tự giặt thì hãy mang ra tiệm giặt để đảm bảo chất lượng của vải.
Phía trên là những chia sẻ của pgdxuyenmoc về chất vải canvas. Mong rằng, qua phần nội dung này, mọi người đã phần nào hiểu hơn về loại vải này cũng như tính ứng dụng của nó. Bên cạnh đó, để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ý về các chất liệu khác, theo dõi ngay pgdxuyenmoc.VN nhé!