Đối với những người thường xuyên dùng mạng xã hội thường xuyên, chắc hẳn đã ít nhất 1 lần gặp từ stalk. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa của từ này. Vậy, stalk là gì? Cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Stalk là gì?
Ở từ điển Cambridge thì Stalk có nhiều nghĩa, sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Trong giao tiếp tiếng anh, thông thường thì stalk được dùng để ám chỉ các việc điều tra, theo dõi của lực lượng chức năng. Còn một nghĩa khác của Stalk đó là ám chỉ việc rình con thú, con mồi của các thợ săn. Cả 2 đều chung một kiểu cách đó là rình rập, theo dối đối phương một cách lén lút và kín đáo.
Còn với mặt tiêu cực, liên quan đến đời tư cá nhân thì stalk ám chỉ các hành động theo dõi đời tư người khác quá mức, không có sự cho phép, gây bất an cho người bị theo dõi.
Trong bài viết này, Stalk mà chúng ta tìm hiểu mang nghĩa là theo dõi, tìm hiểu lén lút một ai đó hoặc thứ gì đó mà không muốn ai biết.
Stalk là gì?
Hành động stalk chủ yếu diễn ra trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, internet,… bất cứ đâu miễn là người bị theo dõi hay thường xuyên đăng tải và cập nhật nội dung về bản thân.
Hành động theo dõi “stalk” khác hẳn với hành động theo dõi “follow” trên các nền tảng mạng xã hội. Follow chỉ mang thiên hướng ngưỡng mộ hoặc muốn xem thêm nội dung từ ai đó. Còn stalk thì tập trung hoàn toàn vào những tiểu tiết nhỏ nhất, như xem địa điểm họ thường xuyên đến thông qua bức ảnh, giờ đăng ảnh, họ đang đi với ai,…
Ví dụ, việc theo dõi bạn gái hoặc bạn trai cũ trên mạng xã hội để xem người ấy đang hẹn hò với ai có thể được coi là hành động “Stalk”.
Hành động stalk đôi lúc có thể vô hại nhưng cũng có thể có hại đối với nhiều người. Các hành động stalk vô hại thì chủ yếu thỏa mãn tò mò của người theo dõi, nhưng vẫn đem đến cảm giác khó chịu cho người bị theo dõi.
2. Stalker là gì?
Stalker là người theo dõi và tìm hiểu thông tin về một đối tượng một cách thái quá và tiểu tiết. Những người này có thể tìm được rất nhiều thông tin khác chỉ dựa vào một đầu mối nhỏ, chẳng hạn như tìm được địa điểm thông qua vị trí chụp ảnh, banner hàng quán xung quanh,…
Stalker cũng có thể là bất cứ ai, từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay người lạ. Càng là người thân quen thì sẽ càng có nhiều thông tin của người bị theo dõi, tuy nhiên stalker chủ yếu là những người mà ít chạm mặt nhau. Vì vậy nên họ mới nảy sinh thói quen theo dõi người khác, để có thể có thêm thông thỏa mãn được sự tò mò của họ.
Stalker là gì?
Trình độ của stalker có thể kể đến như là có được các thông tin cơ bản như địa chỉ, ngày sinh, quê quán, số điện thoại,… mà không cần hỏi trực tiếp. Tiếp đó là có được thông tin về các mối quan hệ của người bị theo dõi thông qua bạn chung, ảnh, story,…
Đa số hành động theo dõi người khác lén lút như vậy đều liên quan đến tình yêu, có thể là một stalker đang để ý đến crush, nhưng cũng có thể là rình mò để có được thông tin bêu xấu, trả đũa, gây thù ghét.
3. Stalk Facebook, Stalk Instagram là gì?
Stalk Facebook, Instagram là hành vì theo dõi, đào bới thông tin người khác thông qua mạng xã hội Facebook và Instagram. Đây là 2 trong số loại mạng xã hội phổ biến nhất nên cũng không lạ lẫm gì khi có người muốn theo dõi một ai đó ở trên Facebook và Instagram. Ở 2 nền tảng xã hội này có một số thông tin bắt buộc phải cung cấp thì mới có thể sử dụng tài khoản được. Nên đây là những nơi mà stalker cực kì ưa thích để đi rình mò người khác.
Không như Twitter, Zalo thì Facebook và Instagram là 2 ứng dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, nên tình trạng stalk ở 2 ứng dụng này sẽ cao hơn rất nhiều, đặc biệt là Facebook.
Một số cách mà stalker hay dùng để theo dõi người khác qua Facebook, Instagram có thể kể đến như:
- Theo dõi bình luận trong các bài viết
- Theo dõi việc đăng status mới, ảnh mới
- Xem các thông tin cá nhân cơ bản
- Xem story
- Theo dõi thông qua bạn bè chung, các bình luận được tag
4. Các đối tượng dễ bị stalk
Stalker thường nhắm vào những đối tượng như người yêu cũ, bạn của người yêu cũ, người yêu mới của người yêu cũ và những người bị ghét. Tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng theo dõi của Stalker, không cần thiết phải có quan hệ thân mật trước đó. Một người có thể bị theo dõi bởi những người bạn cũ, đồng sự cùng công ty, bạn cùng lớp hoặc thậm chí những người chưa từng gặp mặt trước đây, bao gồm cả những người trên các ứng dụng hẹn hò.
Các đối tượng dễ bị stalk
5. Hệ lụy của stalk trên mạng xã hội
Các hành động stalk trên mạng xã hội thì hoàn toàn là tiêu cực. Vậy các hành động stalk có hệ lụy gì cho cả người theo dõi và người bị theo dõi?
Đối với người bị theo dõi:
- Cảm thấy bất an, luôn luôn phải kín tiếng, kín đáo về mọi vấn đề trong cuộc sống.
- Có thể bị lộ những bí mật, chuyện riêng tư chỉ mình biết.
- Các thông tin cá nhân như tên tuổi, ảnh bị tràn lan sang các nơi không lành mạnh mà mình không biết.
- Có thể mất niềm tin vào một số mối quan hệ, dễ dàng đánh giá sai, hiểu lầm người khác.
Stalk Instagram
Đối với stalker:
- Tò mò một cách thái quá vào đời tư của người khác, có thể tâm lý sẽ bị ảnh hưởng nếu không thể tìm thêm được gì, gần giống như bị “nghiện”.
- Tạo ra các thù ghét, xích mích không đáng có.
- Mất đi các mối quan hệ xung quanh một khi bị ai đó phát hiện là kẻ chuyên đi tọc mạnh người khác.
6. Các kiểu stalk phổ biến
Bên cạnh câu hỏi stalk là gì, cũng rất nhiều thắc mắc không biết stalk có bao nhiêu loại. Cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu dưới đây nhé!
- Stalk trên Facebook: Theo dõi người khác thông qua các bình luận, thả tim, lượt like, hình ảnh được đăng, người theo dõi và bạn bè.
- Stalk trên Instagram: Tương tự như vậy, cũng là theo dõi người khác thông qua các bình luận, thả tim, hình ảnh được đăng, người theo dõi.
- Stalk trên story: Theo dõi người khác qua story ở Facebook hoặc Instagram, thường là những người hay xem story nhanh nhất và nhiều nhất.
- Stalk trên các app hẹn hò: Trên các ứng dụng hẹn hò thông thường sẽ không đi kèm thông tin Facebook hoặc Instagram trừ khi có chủ ý điền vào. Stalker giỏi sẽ có thể tìm ra thông tin mạng xã hội của người khác chỉ với mình ảnh.
Stalk trên internet
7. Hướng dẫn cách ngăn chặn bị stalk đơn giản nhất
Để ngăn chặn tình trạng theo dõi (stalk), bạn có thể làm theo các bước sau:
7.1 Cách ngăn chặn bị stalk trên Facebook
- Chỉ nên kết bạn với những người quen biết, không kết bạn với người lạ.
- Chỉnh sửa các bài đăng, story hiển thị chỉ với mình bạn bè hoặc một số người cụ thể.
- Hạn chế comment, tương tác dạo với người lạ.
- Ẩn các thông tin không cần thiết như năm sinh, địa chỉ.
7.2 Cách ngăn chặn bị stalk trên Instagram
- Chuyển tài khoản sang trạng thái riêng tư, chỉ có ai follow thì mới xem được nội dung bài đăng.
- Tạo danh sách bạn thân, chỉ chia sẻ story cho những người được đánh dấu là bạn thân.
- Chỉ follow và cho phép follow những người quen biết, tránh người lạ, tài khoản mới.
- Ẩn hoặc lưu trữ các bài đăng có nhiều thông tin cá nhân.
7.3 Cách ngăn chặn bị stalk trên Zalo
- Tắt tính năng tìm kiếm thông qua số điện thoại.
- Cài đặt nội dung chỉ xem được với bạn bè.
- Không kết bạn với các tài khoản lạ, tài khoản trắng.
- Ẩn các thông tin như ngày tháng năm sinh.
Hướng dẫn cách ngăn chặn bị stalk
Bên trên là những chia sẻ của pgdxuyenmoc về stalk là gì cũng như cách ngăn chặn stalk hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin này, các bạn trẻ sẽ bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích.