Mời bạn cùng theo dõi bài viết Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể? được thalongbinh.edu.vn tổng hợp và biên soạn lại.
Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Công nghệ 8 hay và hữu ích.
Mục Lục Bài Viết
Trắc nghiệm: Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể?
A. Chiều cao, chiều rộng
B. Chiều dài, chiều rộng
C. Chiều dài, chiều cao
D. Đáp án khác.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Chiều dài, chiều rộng
Hình chiếu bằng thể hiện chiều của vật thể là chiều dài, chiều rộng.
Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về vật thể nhé!
Kiến thức tham khảo về vật thể
1. Vật thể và phân loại vật thể
Định nghĩa Vật thể
Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ vật chất để cụ thể hóa hơn những gì gọi là vật thể mà chúng ta quan sát được bằng mắt thường hoặc các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ quan sát.
Phân loại vật thể gồm có Vật thể tự nhiên và Vật thể nhân tạo
– Vật thể tự nhiên gồm con người, cây cỏ hoa lá cành, động vật . . . như vậy thì Vật thể tự nhiên bao gồm tất cả những gì mà tự nhiên tạo ra, chúng có sẵn trong tự nhiên mà không bị tác động dưới bàn tay của con người tạo nên vật thể đó.
– Vật thể nhân tạo gồm có quần áo, thuyền xe, máy tính, sách vở . . . thì Vật thể nhân tạo bao gồm tất cả vật thể mà do bàn tay con người tạo ra nhằm mục đích sử dụng những chức năng của vật thể đó giúp ích cho đời sống, xã hội.
2. Thế nào là hình chiếu của vật thể? Đặc điểm của phép chiếu
– Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
– Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau.
Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát từ một điểm, cho hình chiếu có kích thước thay đổi so với vật thể.
Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau cho hình chiếu có kích thước bằng kích thước của vật thể
Phép chiếu vuông góc: là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song, các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, cho hình chiếu có kích thước không đổi.
3. Các loại hình chiếu cơ bản
Theo TCVN 5-78 qui định sáu mặt của một hình hộp được tiêu dùng làm sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu tương ứng. Sau lúc chiếu vật thể lên những mặt của hình hộp, những mặt đó sẽ được trải ra trùng với mặt phẳng bản vẽ. Mặt 06 mang thể được đặt cạnh mặt 04. Như vậy hình chiếu trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản được gọi là hình chiếu cơ bản. Sáu hình chiếu cơ bản mang tên gọi và xếp đặt như sau:
1. Hình chiếu từ trước ( hình chiếu đứng, hình chiếu chính)
2. Hình chiếu từ trên ( hình chiếu bằng)
3. Hình chiếu từ trái
4. Hình chiếu từ phải
5. Hình chiếu từ dưới
6. Hình chiếu từ sau
Nếu hình chiếu từ trên, từ trái, từ dưới, từ phải và từ sau thay đổi vị trí đối với hình chiếu chính như đã qui định ở hình trên thì chúng phải ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi, và trên hình chiếu liên quan phải vẽ mũi tên chỉ hướng nhìn và tất nhiên chữ ký hiệu.
Nếu những hình chiếu cơ bản đặt phân cách với hình trình diễn chính bởi những hình trình diễn khác, hoặc ko cùng trên một bản vẽ với hình chiếu chính thì những hình chiếu này cũng phải mang ký hiệu như trên.
Những phương pháp chiếu và cách xếp đặt những hình chiếu như hình trên gọi là phương pháp góc phần tư thứ nhất. Đây là phương pháp được sử dụng theo tiêu chuẩn của những nước châu âu và thế giới.
4. Cách đọc bản vẽ hình chiếu vật thể
Một vật thể dù phức tạp hay đơn giản đều được tạo lên từ những khối hình học cơ bản. Hình chiếu của vật thể là tổng hợp hình chiếu của khối hình học cơ bản tạo thành vật thể đó.
Các khối hình học tạo thành vật thể có các vị trí tương đối khác nhau. Tuỳ theo vị trí tương đối của khối hình học mà bề mặt của chúng sẽ tạo thành những giao tuyến khác nhau.
Khi đọc, vẽ hình chiếu của vật thể, ta phải biết phân tích vật thể thành những phần có hình dạng của khối hình học cơ bản và xác định rõ vị trí tương đối giữa chúng, rồi vẽ hình chiếu của từng phần đó và vẽ giao tuyến giữa các mặt của chúng, chúng ta sẽ được hình chiếu của vật thể đó.
Trong khi vẽ cần biết vận dụng các kiến thức cơ bản về biểu diễn điểm, đường, mặt, giao tuyến giữa các mặt để vẽ cho đúng.
Cách phân tích từng phần như trên gọi là cách phân tích hình dạng vật thể. Đố là các phương pháp cơ bản để vẽ hình chiếu, để ghi kích thước của vật thể và đọc bản vẽ kỹ thuật.
Ví dụ: Khi vẽ ổ đỡ hình sau, ta có thể phân tích ổ đỡ ra làm ba phần: Phần đế có dạng lăng trụ, đáy là hình thang cân, trên đế có hai lỗ hình trụ; phần thân đỡ cũng có dạng năng trụ, một mặt tiếp xúc với mặt trên của đế, mặt cong tiếp xúc với phần ổ; phần ổ là ống hình trụ.
11/06/2022