Nếu sử dụng và giặt không đúng cách, chiếc áo len của bạn có thể bị mất form, trông rất mất thẩm mỹ. Vậy áo len bị giãn phải làm sao? Cùng pgdxuyenmoc tìm hiểu cách khắc phục áo len bị dão cực dễ dưới đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Cách làm áo len bị giãn co trở lại bằng máy giặt
Cách chữa áo len bị dão, mất form
Để thực hiện phương pháp này, các bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau: túi vải chuyên giặt đồ, nước/ bột giặt có tính xả, máy giặt lồng đứng có chức năng nước ấm.
Bước 1: Gấp gọn áo len lại rồi cho vào trong túi giặt. Sau đó, đặt áo vào trong buồng của máy giặt cửa trên với nước nóng và nước giặt chuyên dùng cho đồ chất liệu len.
Bước 2: Dùng tay ấn túi giặt sâu xuống để nước ngấm vào vải rồi cho máy giặt hoạt động với tốc độ quay trung bình trong 25s. Sau khi hết 25s, các bạn cần ngâm áo len trong nước giặt trong 30 phút.
Bước 3: Tiếp đến, chuyển máy giặt sang chương trình vắt khô. Ở bước này, mọi người cần để máy chạy trong 2 phút để đảm bảo nước bị vắt sạch hoàn toàn.
Bước 4: Lấy túi giặt ra khỏi buồng. Lúc lấy lưu ý hãy dùng tay nắm chặt vào áo len để trang phục không bị giãn ra.
Bước 5: Chuẩn bị một chiếc khăn to có khả năng thấm hút rồi trải ra bàn có diện tích đủ lớn. Lưu ý trong cách giặt áo len bị giãn này, các bạn cần cẩn thận trải áo len của bạn lên mặt khăn, điều chỉnh form dáng áo khớp với lúc đầu mới mua, không được để áo bị nhăn. Sau đó để áo tự khô trong 3 ngày, mỗi ngày bạn cần thay khăn 1 lần và điều chỉnh kích thước hình dáng của áo 1 cách nhẹ nhàng, cẩn thận.
Thao tác phơi áo len lên khăn khô
2. Cách xử lý áo len bị giãn bằng tay đơn giản tại nhà
Nếu không có máy giặt cửa trên, cũng như thấy phương pháp này không phù hợp thì các bạn có thể tham khảo cách chữa áo len bị dão bằng tay tại nhà. Với biện pháp này, mọi người chỉ cần chuẩn bị nước giặt không có tính xả và follow các bước sau:
Ngâm áo lên trong nước giặt chuyên dùng
Bước 1: Xả đầy nước nóng vào bồn rửa tay cùng nước giặt chuyên dùng cho vải len đã chuẩn bị. Đặt áo len trên bồn rửa mặt đẻ nước từ từ ngấm vào trang phục. Để áo len ở đó trong bồn rửa khoảng từ 20 đến 30 phút.
Bước 2: Tắt nước ở bồn rửa mặt, đợi nước thoát hết rồi nhẹ nhàng dùng tay ấn vào trang phục để loại bỏ loại mức nước còn sót lại. Ở bước này, mọi phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh trường hợp trang phục bị dão ra thêm. Ngoài ra không được dùng tay vắt hay xoắn nhé!
Bước 3: Tiếp theo, dùng khăn khô có khả năng thấm hút tốt quấn quanh áo len rồi dùng tay bóp nhẹ để nước chảy hết. Để việc vắt khô hiệu quả hơn, các bạn có thể cho trang phục vào vỏ gối.
Xử lý áo len bị giãn bằng tay
Bước 4: Sau khi đã vắt ráo nước áo len, các bạn cần trải 1 chiếc khăn khô lên mặt bàn đủ rộng rồi đặt áo len lên đó. Đợi 3 ngày cho áo khô hẳn là xong.
3. Cách phục hồi áo len bị giãn ở từng bộ phận
Đôi khi áo len của bạn sẽ không bị dão toàn bộ mà chỉ một phần thôi. Chẳng hạn như cổ tay, cổ áo len bị giãn,.. Để khắc phục điều này, mọi người cần chuẩn bị những đồ dùng và thực hiện các bước sau: Bình xịt, nước ấm, nước giặt chuyên dụng cho vải len, máy sấy.
Phương pháp chữa áo len bị giãn theo từng bộ phận
Bước 1: Trải áo len bị giãn len lên bàn, sử dụng bình xịt đựng nước giặt nóng rồi phun vào phần bị dão của trang phục cho tới phần đó bị ướt hoàn toàn. Để nước ngấm như vật khoảng 5 phút để áo len ngấm nước giặt.
Bước 2: Cuối cùng dùng máy sấy tóc, sấy khô phần bị giãn của áo 1 cách từ từ. Trong lúc sấy, tay kia điều chỉnh lại trang phục để nó trở về trạng thái ban đầu. Ở bước này, thao tác phải thật nhẹ nhàng để áo không bị mất form thêm nữa. Sấy cho đến khi áo khô là xong.
4. Một số lưu ý khi giặt áo len
- Không nên giặt quá thường xuyên, đồ len khi giặt khá tốn công và cũng lâu khô nên bạn có thể mặc 3,4 lần liên tục rồi mới giặt. Chỉ nên giặt khi áo len bị bẩn hoặc bị bám mồ hôi.
- Nếu giặt máy thì nên tách riêng áo len ra khỏi các bộ quần áo khác. Một số máy giặt có riêng chế độ dành cho áo len và các loại áo có chất liệu dày như nỉ. Chế độ giặt này sẽ hạn chế việc làm hỏng áo nên tránh dùng chế độ giặt khác cho áo len.
- Khi giặt thì nên giặt áo len với nhiệt độ lạnh hoặc vừa, không nên giặt áo len với nước nóng. Nước nóng sẽ làm cho áo len bị co lại nên hãy hạn chế tối đa điều này, giữ được áo len ở dáng ban đầu sẽ giúp kéo dài được tuổi thọ của chiếc áo hơn.
- Nếu có thể thì hãy ưu tiên giặt áo len bằng tay, máy giặt có cường độ giặt và vắt rất lớn, tác động nhiều đến chất lượng của sợi len. Nếu giặt máy thì hãy bỏ áo len vào trong túi giặt để giảm thiểu khả năng hỏng bề mặt áo. Và khi giặt máy thì nên để vòng quay chậm để giữ cho sợi vải không bị giãn.
- Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến việc lộn ngược áo lại trước khi bỏ vào máy giặt. Áo len cũng không ngoại lệ, bạn nên lộn trái áo lại rồi mới giặt.
- Không sử dụng máy sấy vì nhiệt độ của máy sấy khá cao, cũng có thể làm cho áo bị co rút lại nên hãy hạn chế nếu không cần thiết. Áo len tốt nhất là nên phơi bằng nhiệt độ ngoài trời và gió.
- Nếu không cần thiết thì không nên sử dụng chất tẩy, ảnh hưởng xấu đến sợi vải len. Trường hợp áo bị bẩn cứng đầu quá thì có thể bôi trực tiếp nước giặt lên và vò nhẹ.
- Chọn các loại nước giặt phù hợp với chất len, trên thị trường hiện nay có rất nhiều, bạn cũng có thể dùng nước giặt cho đồ trẻ em sơ sinh.
- Chỉ cho lượng bột giặt hoặc nước giặt phù hợp. Nhiều người lầm tưởng cho càng nhiều thì càng sạch, điều này sẽ làm cho sợi vải mau hỏng hơn.
Không nên treo áo len bằng móc vào cổ áo
5. Cách giặt áo len chuẩn để không bị giãn
Đầu tiên là kiểm tra cách giặt phù hợp trên mác áo, như vậy bạn sẽ biết được là áo len đó phù hợp để giặt tay, giặt máy hay giặt khô. Thông thường bước này hay bị bỏ qua, nếu như chiếc áo chỉ phù hợp để giặt khô mà bạn lại giặt nước thì áo sẽ hỏng ngay lập tức hoặc chất vải bị xuống cấp sau mỗi lần giặt.
5.1 Giặt tay
Bước 1: Cho nước lạnh vào chậu giặt và hòa tan bột giặt hoặc nước giặt vào, bỏ áo len vào và ngâm khoảng 10-20 phút.
Bước 2: Sau khi đủ thời gian ngâm thì vò nhẹ qua các vị trí hay bị bẩn và dính mùi mồ hôi như cổ tay, cổ áo, mặt trước và mặt sau.
Bước 3: Nhấc áo len ra khỏi chậu và nhấn chìm xuống vài lần để trôi hết các vết bẩn đọng trong áo.
Bước 4: Nếu muốn thì bạn có thể dùng thêm nước xả vải để cho áo mềm mượt và thơm hơn.
Bước 5: Đổ hết nước giặt ra và xả lại bằng nước sạch, lặp lại quá trình thay nước cho đến khi xà phòng trong áo không còn nữa.
Bước 6: Không nên cầm tay xoắn vắt mà đổ hết nước trong chậu đi, dùng tay ấn xuống áo len để nước bị đẩy ra.
Bước 7: Treo ngang áo len bằng phần thân áo để thanh phơi, tránh dùng móc áo và móc vào phần cổ vì sẽ gây giãn áo. Phơi áo len vào nơi có nhiều gió hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, thời điểm nắng gắt thì nên phơi vào vị trí có bóng râm.
Giặt tay áo len
5.2 Giặt máy
Bước 1: Phân loại quần áo cần giặt ra, tách riêng áo len với các bộ đồ còn lại.
Bước 2: Lộn ngược áo len và cho vào túi giặt, sau đó mới bỏ vào máy giặt.
Bước 3: Chọn chế độ giặt nhẹ hoặc chế độ giặt áo len để đảm bảo an toàn cho sợi vải.
Bước 4: Nếu bạn muốn dùng chế độ vắt thì nên để ở mức nhẹ nhất, không thì có thể bỏ qua.
Bước 5: Nếu muốn thì bạn có thể dùng thêm nước xả vải để cho áo mềm mượt và thơm hơn.
Bước 6: Trong trường hợp bạn có cả máy sấy quần áo thì cũng nên bỏ qua, tránh các nguồn nhiệt lớn và liên tục như vậy để áo không bị co rút.
Bước 7: Treo ngang áo len bằng phần thân áo để thanh phơi, tránh dùng móc áo và móc vào phần cổ vì sẽ gây giãn áo. Phơi áo len vào nơi có nhiều gió hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, thời điểm nắng gắt thì nên phơi vào vị trí có bóng râm.
5.3 Giặt khô
Đối với kiểu giặt khô thì rất ít nhà có sẵn máy giặt khô vì dùng máy cũng phức tạp và phải có chất hóa học để làm sạch áo. Vì vậy tốt nhất là nên đem tới các cơ sở giặt là để dùng dịch vụ giặt khô cho chiếc áo của bạn. Và giặt khô quá nhiều cũng sẽ không tốt vì có sử dụng hóa chất, nếu còn hóa chất vương trên áo sẽ gây ảnh hưởng xấu tới da nên hãy mặc ít nhất 4,5 lần trước khi đem đi giặt nhé.
6. Cách bảo quản áo len bền theo năm tháng
Để cho áo len được giữ form lâu dài và không bị giãn thì bạn đọc nên làm theo cách bảo quản sau đây:
- Không nên treo áo len vì bản thân áo len khá nặng, nếu treo lâu có thể gây giãn áo, vì vậy chỉ nên gấp lại và để gọn vào trong tủ quần áo.
- Áo len có khả năng hút ẩm cũng rất tốt nên trong thời tiết ẩm ướt thì nên để ở nơi khô thoáng hoặc bỏ thêm viên hút ẩm lên trên áo.
- Nếu xuất hiện các vết xù lông do giặt nhiều thì có thể dùng dao cạo râu hoặc máy cắt lông xù chuyên dụng.
Trên đây là những chia sẻ của pgdxuyenmoc về cách khắc phục áo len bị giãn vừa đơn giản vừa nhanh chóng. Mong rằng phần nội dung này đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về cách chữa trang phục bị dão. Nếu muốn biết thêm mẹo hay về thời, đừng quên theo dõi pgdxuyenmoc.VN nhé!